Kết nối người sản xuất và người tiêu dùng địa phương thông qua thương mại điện tử liên kết vùng

11:32 16/07/2023
Cỡ chữ

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 cũng như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã nêu rõ mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, đồng thời nhấn mạnh sự đóng góp to lớn của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.

Từ đó có thể thấy, thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự chuyển đổi cấu trúc kinh tế từ dựa vào nguồn lao động và tài nguyên tự nhiên sang dựa vào tiến bộ khoa học công nghệ, góp phần kiến tạo điểm kết nối giữa các vùng kinh tế trọng điểm, hướng đến mục tiêu hiện đại hóa đất nước.

Thương mại điện tử liên kết vùng cho phép người sản xuất, các doanh nghiệp và người tiêu dùng truy cập vào thị trường mở rộng, tận dụng lợi thế của công nghệ và mạng internet để thực hiện các giao dịch mua bán trực tuyến.

R55RZyDttniipo8_Gu9L--usIP4Mgha3Ps3Nf2j7jAUS15RMRnSUY_nwqQ6ikH6WDcz47qioZSF1g2DDbLojS2hq8K-TbfqFkdDWIzo4APWtzwwudwdPEYIAefpLFGWHsYTaygZJBw28SASiRjibN2A

Đối với người sản xuất,  kết nối này giúp tạo ra sự phát triển kinh tế bền vững trong khu vực, tạo việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Bên cạnh đó, liên kết vùng trên thương mại điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất địa phương tiếp cận thị trường tiêu thụ trong cùng khu vực. Điều này khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp địa phương, góp phần tăng cường sự đa dạng và năng suất của nền kinh tế vùng. Ngoài ra, cơ chế liên kết vùng trên thương mại điện tử giúp giảm thiểu chi phí vận hành cho người sản xuất bằng cách loại bỏ một số yếu tố chi phí như chi phí thuê mặt bằng cửa hàng, chi phí quản lý và chi phí nhân viên, củng cố khả năng cạnh tranh và cải thiện lợi nhuận kinh doanh.

pC5IavCI80t4KYKIAZldkbZBYXn8DnfK1fIEz5CNHlfaf-rsZbJ6i9a-sY99DLNluwVl6TjMWh1MYwJbL6cGIFAnxIwesDucbFO5BDm9LklwNchQWFNu6Fm-7K5XvnLqRebjSoOp5WNl9fgjhKQe5N0

Đối với người người tiêu dùng, kết nối người sản xuất và người tiêu dùng địa phương thông qua liên kết vùng tạo cơ hội cho việc phát triển các chuỗi cung ứng ngắn, giảm thiểu chi phí vận chuyển và góp phần xây dựng môi trường sống bền vững và thân thiện với môi trường.

Thương mại điện tử liên kết vùng cũng mang lại sự tiện lợi và linh hoạt cho người tiêu dùng bằng cách người tiêu dùng có thể mua sắm trực tuyến bất cứ lúc nào và ở bất kỳ đâu, tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ đa dạng, có khả năng so sánh giá và chất lượng trước khi quyết định mua hàng. Hình thức này tạo điều kiện thuận lợi cho việc tương tác trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Qua các nền tảng thương mại điện tử, hai bên có thể giao tiếp, trao đổi thông tin và xây dựng mối quan hệ tương tác để tăng cường sự tin tưởng và trung thực trong giao dịch mua bán.

BEkLb-V9JG9D7kCbR3d2rBdCgxtTYVL-twas93rBSuXwYSBqvEyip9uwqKAAs3XHKbciPjuA9M6KQxec-u5v4mCANlT0jayav7b1dqWWhTWQIhzDuQKsm02neitu2ogmUKuwVAj4zAvLFPn-3c-P7IM

Ảnh: Hội nghị kết nối thương mại điện tử Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long 

Với mục tiêu mang lại trải nghiệm mua sắm thuận tiện cho người tiêu dùng và mở rộng thị trường cho người sản xuất gắn với liên kết vùng mà Đảng và Nhà nước đang tập trung đẩy mạnh, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã và đang triển khai các hoạt động thiết thực và cụ thể thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương;  khuyến khích việc hợp tác giữa các địa phương và vùng miền, tạo ra mạng lưới sản xuất và cung ứng hàng hóa hiệu quả, giúp tận dụng lợi thế của từng vùng và nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế. Trong thời gian qua, Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) đã hỗ trợ triển khai bán hàng cho người sản xuất, nhằm nâng cao nhận thức về thương mại điện tử, kỹ năng quản lý và marketing trực tuyến, tăng cường khả năng tham gia vào thị trường điện tử và tận dụng lợi thế của kết nối vùng. Thông qua các buổi Hội thảo và triển lãm thương mại tại các vùng kinh tế trọng điểm, nhịp cầu hợp tác và trao đổi thông tin đã dần hình thành giữa các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức và người sản xuất, người tiêu dùng, hứa hẹn thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và nâng cao cuộc sống của cộng đồng.

Thời gian tới, Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ tiếp tục tập trung vào việc nâng cao năng lực ứng dụng và phát triển thương mại điện tử, đặc biệt là thương mại điện tử xuyên biên giới. Điều này nhằm tạo ra một môi trường thương mại điện tử mạnh mẽ và linh hoạt, thúc đẩy các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội xuất khẩu và mở rộng thị trường thông qua các nền tảng thương mại điện tử, đồng thời khai thác tiềm năng của thương mại điện tử để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường hợp tác quốc tế.

Nguồn: Kết nối người sản xuất và người tiêu dùng địa phương thông qua thương mại điện tử liên kết vùng

https://tapchiketoankiemtoan.vn/

Viết bình luận
Thêm bình luận

Liên kết Website

partner-01
partner-02
partner-03
partner-04
partner-05
partner-06
partner-07
partner-08
partner-09

Thông báo