Thuận lợi nhờ bám sát kế hoạch, phương án tổ chức kiểm toán

23:14 23/06/2023
Cỡ chữ
447d4859d4ca05945cdb
Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn chủ trì cuộc họp cho ý kiến về định hướng KHKT năm 2024. Ảnh tư liệu

KHKT bám sát các vấn đề “nóng” được Quốc hội, cử tri quan tâm

KTNN chuyên ngành III vừa hoàn thành cuộc kiểm toán Chuyên đề “Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm” theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội. Kiểm toán trưởng Lê Tùng Lâm cho biết, cuộc kiểm toán hoàn thành với nhiều phát hiện, kiến nghị quan trọng đã được đoàn kiểm toán đưa ra và thể hiện trong báo cáo kiểm toán. Theo đánh giá của các đơn vị tham mưu trong quá trình thẩm định báo cáo kiểm toán, đoàn kiểm toán đã tuân thủ theo đúng KHKT, phương án kiểm toán; cũng như các quy định, quy trình kiểm toán và chỉ đạo của Tổng Kiểm toán nhà nước.

Theo ông Lâm, những kết quả đoàn kiểm toán đạt được là minh chứng rõ nhất cho sự đúng đắn trong lựa chọn chủ đề kiểm toán; đặc biệt công tác khảo sát, thu thập thông tin, lập KHKT, phương án kiểm toán. “Sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cùng với việc bám sát định hướng chỉ đạo, phương án tổ chức kiểm toán đã giúp đoàn kiểm toán gặp nhiều thuận lợi, hạn chế tối đa các vấn đề phát sinh, gây ảnh hưởng đến hoạt động kiểm toán, chất lượng báo cáo kiểm toán” - ông Lâm cho biết.

Đây cũng chính là một trong những nhiệm vụ kiểm toán trọng tâm của KTNN trong năm nay. Theo Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Vũ Ngọc Tuấn, KHKT năm 2023 của KTNN đã bám sát các định hướng lớn của Đảng, Nhà nước, các vấn đề nóng được dư luận xã hội quan tâm; kiểm toán các chuyên đề phục vụ hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội… Trong đó, các nội dung kiểm toán trọng tâm đã và đang được các đơn vị kiểm toán tập trung thực hiện như: Chuyên đề “Việc quản lý, sử dụng kinh phí đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ giai đoạn 2020-2022”; một số chuyên đề kiểm toán theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội; kiểm toán các chương trình mục tiêu quốc gia…

Còn theo Kiểm toán trưởng KTNN khu vực VI Vũ Khánh Toàn, nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo nên quá trình thực hiện kiểm toán của đơn vị diễn ra tương đối thuận lợi. Ngoài kiểm toán ngân sách, đơn vị cũng tham gia thực hiện một số cuộc kiểm toán chuyên đề chung của Ngành. Do đó, lãnh đạo đơn vị đã quán triệt, chỉ đạo đến các bộ phận, cá nhân được giao nhiệm vụ tập trung bám sát KHKT, phương án tổ chức kiểm toán; đồng thời tích cực phối hợp với các đơn vị có liên quan trong toàn Ngành để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán đạt hiệu quả cao nhất.

Tập trung nguồn lực tốt nhất cho hoạt động kiểm toán

Theo định hướng giảm số đoàn kiểm toán; tăng lồng ghép nội dung kiểm toán, năm 2023, toàn Ngành tổ chức 169 đoàn kiểm toán, giảm so với năm 2022 (năm 2022 tổ chức 232 đoàn kiểm toán); nhiều nội dung kiểm toán được sắp xếp lồng ghép, góp phần hạn chế tần suất kiểm toán tại các địa phương (không có trường hợp địa phương triển khai quá 3 đợt/năm); cân đối nhân sự đoàn kiểm toán ngay từ đầu năm. Đến ngày 31/5/2023, KTNN cũng đã điều chỉnh giảm 1 nhiệm vụ kiểm toán theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức và trong quá trình thực hiện KHKT, lãnh đạo KTNN sẽ tiếp tục xem xét điều chỉnh các nhiệm vụ để phù hợp với tình hình thực tế.

Không chỉ tiếp tục quán triệt các đoàn kiểm toán, kiểm toán viên phải bám sát KHKT, các đơn vị kiểm toán cũng cho biết, trên cơ sở kết quả đạt được qua thực tiễn kiểm toán, những bài học về xây dựng KHKT sẽ được đơn vị đánh giá, rút kinh nghiệm để phát huy làm tốt hơn nữa, trong bối cảnh toàn Ngành đang triển khai xây dựng KHKT năm 2024.

Theo Vụ trưởng Vũ Ngọc Tuấn, trên tinh thần chất lượng kiểm toán là yêu cầu hàng đầu; gắn với đó là hạn chế tối đa việc gây ảnh hưởng đến đơn vị được kiểm toán, việc xây dựng KHKT phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với nguồn lực của KTNN; đảm bảo phục vụ các chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. KHKT cũng phải đảm bảo tránh trùng lặp, chồng chéo với các cơ quan thanh tra, kiểm tra; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, đơn vị và địa phương được kiểm toán. Đặc biệt, theo ông Tuấn, khi xây dựng KHKT, các đơn vị phải bám sát yêu cầu của Tổng Kiểm toán nhà nước, đó là cân đối giữa KHKT với kế hoạch công tác, đặc biệt là kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của KTNN để chuẩn bị nguồn lực thực hiện kiểm toán đạt chất lượng tốt nhất.

Kiểm toán trưởng KTNN khu vực VII Ngô Minh Kiểm cho biết, đến nay, đơn vị đang chuẩn bị cho KHKT đợt 2. Trên cơ sở rút kinh nghiệm từ đợt 1, các đoàn kiểm toán được yêu cầu phải tăng cường hơn nữa việc thu thập thông tin đầy đủ, chính xác về đơn vị được kiểm toán; đồng thời dự phòng nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ kiểm toán đột xuất được Tổng Kiểm toán nhà nước giao. “Song song với hoạt động kiểm toán, đơn vị cũng đang triển khai kế hoạch đào tạo cho kiểm toán viên để chuẩn bị cho các nhiệm vụ kiểm toán trọng tâm trong năm tới” - ông Kiểm cho biết./.

Để hạn chế sai sót, các đoàn kiểm toán phải bám sát KHKT, phương án tổ chức kiểm toán cũng như quy trình, chuẩn mực của Ngành. Đây là một trong những vấn đề trọng tâm được Tổng Kiểm toán nhà nước lưu ý hàng đầu trong công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán, phải kịp thời phát hiện và kiến nghị chấn chỉnh ngay vấn đề này trong quá trình diễn ra hoạt động kiểm toán.

  • Ông Nguyễn Lương Thuyết - Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán -

Nguồn: Thuận lợi nhờ bám sát kế hoạch, phương án tổ chức kiểm toán

https://tapchiketoankiemtoan.vn/

Viết bình luận
Thêm bình luận

Liên kết Website

partner-01
partner-02
partner-03
partner-04
partner-05
partner-06
partner-07
partner-08
partner-09

Thông báo