Tiết kiệm chi ngân sách năm 2021 hơn 20 nghìn tỷ đồng

23:07 26/01/2023
Cỡ chữ

Năm 2021, các đơn vị ngân sách thực hiện cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại; tiết kiệm thêm 10% kinh phí chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021; thu hồi các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai…

tiet-kiem-chi-ngan-sach-nam-2021-hon-20-nghin-ty-dong

Năm 2020, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiết kiệm chi NSNN khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng. Năm 2021 tiết kiệm chi ngân sách hơn 20 nghìn tỷ đồng. Ảnh: minh hoạ.

Theo đó, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã cắt giảm, tiết kiệm chi NSNN năm 2021 theo các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ khoảng 20,67 nghìn tỷ đồng. Trong đó, ngân sách trung ương tiết kiệm được khoảng 14,62 nghìn tỷ đồng, ngân sách địa phương khoảng 6,05 nghìn tỷ đồng. Trong năm 2020, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương cũng đã cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại; tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020, đặc biệt là các khoản chi mua sắm chưa thực sự cần thiết. Theo đó, các Bộ, cơ quan trung ương đã thực hiện cắt giảm, tiết kiệm chi NSNN năm 2020 khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng.

Bội chi NSNN năm 2021 đang phấn đấu ở mức 4% GDP theo dự toán; dự kiến năm 2022 cũng ở mức 4% GDP (tương ứng khoảng 5,1% GDP chưa điều chỉnh), đang tạo áp lực lớn trong việc cân đối NSNN các năm tới để đảm bảo mức bội chi ngân sách bình quân giai đoạn 2021 – 2025 trong phạm vi 3,7% GDP theo Văn kiện Đại hội Đảng XIII và Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính quốc gia, vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 – 2025.

Theo Bộ Tài chính, trong khi nhiều nhiệm vụ chi phòng, chống dịch COVID-19 phát sinh; nhưng NSNN luôn đảm bảo nguồn chi đầu tư phát triển. Đối với năm 2021, dự toán chi đầu tư phát triển là 477,3 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương là 222 nghìn tỷ đồng. Năm 2021, tiếp tục thực hiện một số chính sách đã ban hành trong năm 2020 và ban hành thêm nhiều chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế và các khoản thu NSNN để hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh tháo gỡ khó khăn, với quy mô dự kiến khoảng 140 nghìn tỷ đồng.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế – IMF dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 thấp hơn năm 2021. Nhà nước tiếp tục thực hiện miễn, giảm, giãn một số chính sách thu để hỗ trợ nền kinh tế. Trong khi đó, nhu cầu chi phòng chống dịch bệnh lớn, nên áp lực gia tăng đối với cân đối NSNN, nhất là ngân sách Trung ương… Theo số liệu của IMF và tổng hợp của Viện Đầu tư và nghiên cứu BIDV, tính từ đầu năm 2020 đến nay, tổng các gói hỗ trợ tài khóa của Việt Nam đạt khoảng 231 nghìn tỷ đồng (gần 3% GDP năm 2020 đã điều chỉnh).

Chúc Vinh(t/h)

Viết bình luận
Thêm bình luận

Liên kết Website

partner-01
partner-02
partner-03
partner-04
partner-05
partner-06
partner-07
partner-08
partner-09

Thông báo